2/02/2017

CÁC THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT - PHẦN 2

Tiếp theo bài viết Mô hình thiết kế dành cho người khuyết tật ở phần 1 chúng ta cùng tìm hiểu thêm các vấn đề và giải pháp thiết kế phục vụ cho người khuyết tật ở các khu vực chức năng như cầu thang, lối vào cửa đi, hành lang và nhà vệ sinh để từ đó tính toán hợp lý khi dự án thiết kế có yêu cầu tiêu chuẩn trên.
kich thuoc chuan wc cho nguoi khuyet tat
 

THIẾT KẾ CẦU THANG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT :

Nhằm cung cấp những lối cầu thang an toàn và thoải mái cho người sử dụng, đặc biệt là những người gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Các vấn đề thường gặp :
- Các bậc thang quá cao
- Lối lên cầu thang không có tay vịn phù hợp cho cả 2 bên.
- Lối lên cầu thang có khe hở giữa các bậc thang hoặc ở 2 bên không có che chắn.
- Các bậc thang không có vạch màu tương phản dọc theo lề.
- Lối đi lên quá hẹp.
khe-ho-bac-thang
Ưu:
Bậc thang vừa đủ độ dài và chiều cao thích hợp.
Khuyết:
Khe hở giữa các bậc thang là mối nguy rất lớn.
Tay vịn chỉ ở 1 bên, gây khó khăn cho những người khó di chuyển khi đi xuống.
Hình dáng của tay vịn không phù hợp.
Không có vạnh màu tương phản để cho thấy lề của bậc thang.
Tương phản màu sắc
sac-do-tuong-phan-bac-thang

Các màu sắc tương phản vẫn thường được dùng để viền tại phần lề của bậc thang để báo hiệu ranh giới. Trong hình này ta thấy không có đường viền, ánh sáng lại không đủ, rất nguy hiểm khi di chuyển đặc biệt là vào buổi tối.

MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ :

Đô rông: ít nhất rộng 1,2m giữa 2 bên tay vịn.
Bãc tam cấp: cao khoảng 0,15m và kích thước bề dài khoảng 0,3m.
Khe giữa các bãc thang phải kín. Trong tranh trước cho thấy khe giữa các bậc thang để hở (khe là khoảng trống giữa 2 bậc thang).
Tương phản màu sắc: các vạch màu tại lề của các bậc thang.
Tay vin: phải liên tục ở 2 bên cầu thang, cao khoảng 0,9m và phải kéo dài hơn tại bậc đầu tiên và cuối cùng khoảng 0,3m.
Chiếu nghỉ: cứ sau mỗi 12 bước là có một chiếu nghỉ (cao khoảng 1,8m). Kích thước chiếu nghỉ ít nhất bằng bề ngang cầu thang x 1,2m.
chieu-cao-tay-vin-thang-cho-nguoi-tan-tat

Các chỉ dẫn in rõ trên bề măt: tại đầu và cuối cầu thang.

THIẾT KẾ TAY VỊN CẦU THANG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT :

Nhằm hỗ trợ cho những người gặp khó khăn trong bước đi, hoặc những người mắt kém, đặc biệt khi bước lên, bước xuống cầu thang hoặc dốc
nghiêng.
tay-vin-cau-thang

Các vấn đề thường gặp :
- Bề mặt tay cầm:
- Quá nhỏ
- Quá lớn
- Quá gần tường
- Có vật cản làm bạn phải bỏ tay ra.
- Không có tay cầm
- Chỉ có tay cầm ở 1 bên
- Tay cầm ngắn hơn cầu thang
- Không liên tục
- Quá cao/thấp.

Thanh nắm không tốt
Không có tay nắm đúng tiêu chuẩn. Chỉ có 1 lan can nhưng bề mặt lại không dễ cầm nắm. Lan can này lại chỉ nằm ở 1 bên. Lan can lại ngắn hơn so với cầu thang, sẽ gây nguy hiểm vì đầu tay vịn sẽ là nơi báo hiệu cho người khiếm thị rằng cầu thang đã kết thúc và họ có thể bước đi trên đất bằng.

tay-vin-thang-bang-dong

Ưu điểm:
Có thể cầm nắm dễ dàng - kích cỡ thích hợp
Khuyết điểm:
Tay vịn kết thúc trước bức tường nhô ra ngang lối đi. Người bị khiếm thị có thể bị va vào bức tường. Người nào cần thanh vịn hỗ trợ sẽ không thể đi lên bậc cuối cùng của cầu thang.

MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ :
chi-tiet-kich-thuoc-tay-vin-thang-cho-nguoi-khuyet-tat

Vị trí: tại 2 bên cầu thang để người sử dụng có thể đi lên hoặc suống (đặc biệt rất quan trọng cho người bị yếu 1 bên)
Tay vin liên tục: Tay vịn nên kéo dài liên tục cho đến hết chiều dài cầu thang và các bậc thang. Tay vịn không nên bị ngắt quãng. Phải liên tục ở 2 bên kể cả phần mặt bằng trên cầu thang và dưới cầu thang. Nếu tay vịn không liên tục thì người phải dựa vào nó sẽ không thể đi lên hoặc xuống cầu thang hoặc bệ dốc được.
Hình dáng: hình trụ có đường kính khoảng 40-45 mm sẽ giúp dễ cầm nắm hơn.
Vi trí: phần tay nắm phải cách rìa của chướng ngại (ví dụ như bờ tường) khoảng 45mm để người dùng có thể nắm trọn tay vịn một cách thoải mái.
Không có chướng ngại: người sử dụng phải có thể chuyển động ngón tay/bàn tay dọc theo tay vịn 1 cách liên tục. Có chướng ngại trên tay vịn có nghĩa là người sử dụng phải nhấc tay ra.
Vi trí bắt đầu và kết thúc: kéo dài ít nhất 300mm ra ngoài ở 2 đầu cầu thang/bệ dốc và phải được bẻ xuống ở cuối tay vịn để báo hiệu cho biết đã đến cuối dốc/cầu thang.
Màu tương phản: màu của tay vịn phải tương phản với màu của nền tường để dễ thấy và xác định vị trí hơn.
Lưu ý:
Nơi đặt tay vịn thông thường nhất là dọc theo cầu thang hoặc bệ dốc. Nên có ở cả 2 mặt bệ dốc hoặc cầu thang.

Tay vịn rất quan trọng vì nó hỗ trợ cho những người có khó khăn khi di chuyển. Rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi hoặc mất thăng bằng dễ dàng và cần phải nắm vào tay vịn để giữ thăng bằng. Đặc biệt là khi đi lên hoặc xuống cầu thang hoặc bệ dốc.

Tay vịn rất quan trọng cho người không thấy đường vì chúng giúp cho người ta biết cầu thang sẽ bắt đầu và kết thúc ở đâu.

Tay vịn cũng có thể đặt dọc theo hành lang hoặc những nơi khác như trong bệnh viện, nhà riêng, các trung tâm phục hồi chức năng.

Tay vịn cầu thang không giống như tay vịn thông thường. Tay vịn cầu thang giúp cho người ta di chuyển và bước đi, tay vịn thông thường thì ngắn hơn và giúp cho người ta dịch chuyển - ví dụ như lên hoặc xuống tolet. Thiết kế của tay vịn thông thường cũng theo kiểu khác. Về vị trí của tay vịn thông thường trong toilet vẫn còn đang được thảo luận. Các kích thước cơ bản cũng tương tự như tay vịn cầu thang nhưng vị trí trên tường sẽ khác một chút.

Tay vịn cầu thang và tay vịn thông thường phải có thể chịu được trọng lượng toàn thân của một người nên chúng được gắn rất chặt vào tường. Nếu tường không chắc thì không nên đặt tay vịn vì bạn có thể gây ra thiệt hại nặng hơn cho người khác nếu thanh tay vịn gãy rời ra khỏi bức tường. Cố gắng gia cố tiếp điểm của tay vịn với mặt tường nếu cần để bảo đảm an toàn.
lan-can-tay-vin-inox

Ưu điểm:
Đầu tay vịn là mặt cầu, đường kính khoảng 45mm.
Các bàn tay có thể nắm hết tay vịn, không có vật cản.
Khuyết điểm:
Tay vịn nên vòng xuống ở phần cuối để tránh móc vào áo quần người sử dụng hoặc tránh để người sử dụng va vào nó.

THIẾT KẾ CỬA VÀ LỐI VÀO CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT :

Nhằm bảo đảm lối vào an toàn và độc lập.
Những vấn đế thường gặp:
- Ngưỡng cửa quá hẹp không thể đi qua được.
- Ngưỡng cửa có bậc tam cấp
- Cửa có tay nắm rất khó cầm và sử dụng hoặc nằm ở vị trí khó với tới.
- Cửa không có khoảng không phía trước đủ rộng cho người sử dụng xe lăn tự xoay trở.
- Cửa có khóa khó mở

3-cua-hep

Trên đây là 3 cánh cửa. Không có cái nào rộng đủ để xe lăn tiếp cận. Cũng không có tay nắm thích hợp cho dễ cầm. Lối đi trước cửa quá hẹp, không thể xoay trở để mở cửa. Trước mỗi cánh cửa là một bậc thềm.

MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ :
kich-thuoc-chi-tiet-cua-cho-nguoi-khuyet-tat

Bề ngang cửa khi mở ra là khoảng 0,9m

Bán kính vòng cung khi mở cửa: phải là khoảng trống ở cả 2 mặt, cho phép xe lăn có thể tiếp cận được và mở cửa dễ dàng.

Bậc tam cấp ở ngưỡng cửa: không nên có bậc tam cấp tại ngưỡng cửa hoặc nếu có thì nên không cao quá 20mm.
loai-tay-nam-cua-danh-cho-nguoi-tan-tat

Tay nắm cửa: hình chữ D hoặc ở dạng đòn bẩy, vòng cung của tay cầm nằm cách sàn khoảng 900mm và cách khung cửa ít nhất khoảng 50mm.

Màu sắc tương phản với các bức tường xung quanh.

Lực để mở cửa phải nhẹ, không nên hơn 20N hoặc phải dùng hết sức mới mở được.Không gian phải trống trong vòng khoảng 450mm từ cánh cửa mở đến bức tường/vật cản gần nhất.

Ô kính, có một ô kính đứng rộng khoảng 0,2m và cao khoảng 85-1500mm từ mặt đất (tránh cửa làm bằng kiếng hoàn toàn)
cua-kinh-sieu-thi


Thiết kế Cửa kiếng

Các cánh cửa bằng kiếng hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho tất cả mọi người vì chúng rất khó thấy. Tay nắm cửa phải hoàn toàn nhận biết được vì khó mà thấy được tay nắm trên cửa kính khi nó lẫn vào màu nền. Đồng thời, của phải nhẹ để mọi người có thể mở được dễ dàng. Cửa kiếng nặng hoặc những cánh cửa có hệ thống đóng tự động thường rất khó đóng mở. Nếu bạn cần phải làm cửa kiếng, nên có một đường vạch nằm ngang rộng khoảng 100mm ngang tầm nhìn.
do-doc-cua


Thiết kế dốc tại ngưỡng cửa

Một đoạn dốc nhỏ tại ngưỡng cửa sẽ giúp cho người sử dụng xe lăn vượt qua bậc thềm dễ dàng. Trên hành lang, tốt nhất là các đoạn dốc nên làm nằm hẳn vào trong phòng để đoạn dốc không lấn ra ngoài hành làng gây cản trở lưu thông hoặc làm cho hành lang bị hẹp, khó di chuyển (như trong hình).
tham-chui-chan

Thảm chùi chân:
Thảm chùi chân, không nên có thảm chùi chân hoặc nếu phải có thì nên làm cho tấm thảm chìm ngang mặt sàn để tạo mặt phẳng và gắn cố định tấm thảm.
Ý kiến ở đây là nên làm thảm chùi chân chìm hẳn xuống nền nhà để không gây cản trở di chuyển. Nên lưu ý rằng kích thước tấm thảm phải chính xác với kích thước của phần nền được làm lõm xuống. Nếu không tấm thảm sẽ trở thành chướng ngại như trong tấm hình.

Một số ý kiến:
Lắp bản lề cho cửa để có thể mở vào trong từ khu vực có nhiều người hơn như đại sảnh hoặc phòng ăn vào những nơi yên tĩnh hơn như văn phòng hoặc phòng ngủ.

Cố gắng lắp bản lề của cánh cửa sao cho có thể đóng hoặc mở hết mức, càng gần 180 độ so với bức tường càng tốt. Điều kiện này sẽ giúp cho có không gian tối đa để đi qua.

Có nhiều loại cửa bao gồm, cửa trượt, cửa tự động đóng, cửa xoay, cửa đóng chậm. Cửa xoay là loại cửa luôn nên tránh vì khó sử dụng hầu như là cho tất cả mọi người cho dù có khuyết tật hay không. Cửa kéo và cửa tự động đóng là loại dễ sử dụng nhất nên rất thường được chọn.

Cũng có những điều kiện đặc biệt đối với cửa trong toilet hoặc trong phòng tắm. Cho dù là loại cửa nào, độ rộng của cửa và khoảng trống trong bán kính đường tròn khi mở cửa là những nhân tố quan trọng nhất phải cân nhắc kỹ khi nghĩ đến các điều kiện làm một cánh cửa. Khoảng trống sau cánh cửa là một vấn đề phức tạp và phải thận trọng cân nhắc. Xem lại các sơ đồ đã cho để có thêm những hiểu biết về cách thiết kế một khoảng trống sau cửa phù hợp.

cua-lua-go


Thiết kế cửa kéo

Cửa kéo là một giải pháp tốt ở những phòng có khoảng trống nhỏ sau cánh cửa. Cần phải có khoảng tường trống bên cạnh ít nhất bằng chiều ngang cánh cửa (900mm) để kéo cửa ra. Trong hình cánh cửa làm bằng gỗ rất nặng và khó mở. Nguy hiểm hơn là đường ray kéo cửa không được bảo quản tốt. Đường ray trong hình này được thiết kế sao cho không cao hơn mặt sàn quá 5mm và không gây cản trở khi di chuyển. Cần phải bảo quản thường xuyên đường ray để mở cửa được dễ dàng.
Các công tắc đèn bố trí khá sơ sài và bất cẩn, bị cánh cửa che đi khi mở ra. Tay nắm cửa cũng quá nhỏ không thể cầm nắm thoải mái được. Cánh cửa nên có màu tương phản với bức tường.

THIẾT KHÀNH LANG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT :

Cung cấp một lối đi thông thoáng không có chướng ngại, sáng sủa và rộng rãi qua các toà nhà cho mọi người.
hanh-lang-trong-nha

Các vấn đề thường gặp:
- Hành lang quá hẹp hoặc quá dài đối với 1 lối đi.
- Hành lang có ánh sáng không đủ.
- Những chướng ngại dọc theo hành lang gây cản trở người đi.
- Sàn hành lang quá trơn trươt hoặc khó di chuyển vì thảm quá dày.
Hành lang này đủ rộng rãi nhưng lối đi lại bị các đồ nội thất làm thu hẹp lại. Ngoài ra, các cánh cửa lại thường xuyên để mở, càng làm cho lối đi hẹp thêm. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho những người có tầm nhìn không tốt và làm cho người khuyết tật di chuyển với các thiế bị hỗ trợ sẽ khó băng qua. Chiếc ghế sofa màu đen, lại rất khó phân biệt với nền nhà vì màu sắc tương tự nhau. Dọc hành lang chỉ có 1 đèn, sẽ làm cho hành lang rất tối.
Đô dài: khoảng 0,9m cho hành lang ít sử dụng và 1,5m cho hành lang thường sử dụng hoặc hành lang công cộng.Hành lang cần phải rộng hơn ở những chỗ gấp khúc và phải điều chỉnh tại những chỗ vào ngưỡng cửa.
Không có chướng ngại: Những bảng hiệu trêo bên trên và những vật cản không nên treo dưới 2m tính từ sàn trở lên. Các vật cản cũng không nên nhô ra từ 2 bên làm thu hẹp bề ngang lối đi.
Bề măt sàn: nên bằng phẳng và không trơn trượt. Nếu đang sử dụng thảm thì phải cố định thảm cho an toàn và ép cho thấp xuống nhằm giảm trở ngại khi di chuyển và tạo lối đi dễ dàng cho người dùng xe lăn.
Thay đổi đô cao: nếu có bất cứ sự thay đổi độ cao nào trên 13mm phải có dốc.
Ánh sáng: Đèn phải được bố trí suốt chiều dọc của hành làng để không có chỗ nào bị tối.
hanh-lang-rong-cho-xe-lan

Hành lang phải rộng từ 0,9m mới có thể cho phép xe lăn rẻ ngang 90 độ.
be-rong-cua-hanh-lang

Một hành lang cần rộng 1,2m mới có thể cho phép xe lăn rẽ ngang 90 độ vào 1 cánh cữa có chiều rộng là 0,8m.

hanh-lang-2 nguo-di

Một hành lang cần rộng 1,5m mới có thể cho phép 2 xe lăn đi qua nhau và có thể xoay 360 độ.

THIẾT KNHÀ VỆ SINH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Nhằm cung cấp một phòng vệ sinh có đủ không gian thích hợp cho mọi nhu cầu của mọi người, bảo đảm các tiện nghi và đồ đạc phải trong tầm tay.
Các vấn đề thường gặp:
- Ngưỡng cửa quá hẹp hoặc có bậc thềm ở ngay cửa.
- Cửa mở vào bên trong làm giảm đi khoảng không gian phòng.
- Không đủ không gian trong phòng vệ sinh để xoay vòng hoặc dịch chuyển lên bệ toilet, đặc biệt là khi người sử dụng đang ở trên xe lăn.
- Bệ toilet quá thấp, khó di chuyển lên xuống.
- Bồn nước/bồn rửa tay khó tiếp cận hoặc không có.
- Hệ thống dẫn nước không tốt gây đọng nước và có nguy cơ trơn trượt.
- Khóa vòi nước khó mở.
- Thiếu các tiện ích hỗ trợ người sử dụng khi dịch chuyển (tay vịn...) 
Nhà vệ sinh này được thiết kế cho dễ tiếp cận với những người đi xe lăn, tuy nhiên, có một số thứ bị sai khi xây dựng do đó không thể hiện đúng tiêu chuẩn tiếp cận.
Bồn cầu phải được đặt ở gần bờ tường (như ý đồ của các kiến trúc sư) để cho phép xe lăn tiếp cận từ 1 bên, và chéo trước mặt. Thanh vịn hỗ trợ khi di chuyển cho người dùng xe lăn hoặc cho người khó di chuyển quá xa bồn cầu. Vòi phun nước rửa thì quá xa không thể với tới. Chốt xả nước cũng bị hư, không hoạt động.

CÁC MÔ HÌNH ĐỀ NGHỊ :

Cửa: rộng khoảng 0,9m, mở ra ngoài hoặc là cửa kéo....
Ngưỡng cửa: không có bậc thềm tại ngưỡng cửa.
Khóa: khoá cửa được thiết kế sao cho có thể mở được từ bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp. Tay nắm lớn và dễ cầm.
Khoảng trống xoay trở: phòng có bán kính khoảng 1,5m không có chướng ngại.
Kích cỡ phòng: tồi thiểu 2,1m x 1,5m (dài x rộng)
Bồn rửa tay:
(a) Xây dựa vào tường;
(b) Được đặt tại vị trí không gây cản trở việc di chuyển;
(c) Khóa vòi nước là dạng đẩy;
(d) Được cố định sao cho đáy bồn cao khoảng 0,65m so với sàn và phần cao nhất của bồn là khoảng 0,75m từ sàn.

Giấy vê sinh/nước rửa: Giấy vệ sinh và/hoặc vòi nước rửa phải được bố trí sao cho dễ lấy đối với người đang ngồi trên bồn cầu ở độ cao 0,8m từ sàn và nằm phía trước bồn cầu khoảng 0,1m
Thanh vin nằm ngang: Ít nhất phải có ở 1 bên bồn cầu, được gắn cố định vào tường ở độ cao khoảng 0,7m và nhô ra khoảng 0,1m.
Gương: được bố trí phía trên bồn rửa tay và cạnh dưới của gương không được cao quá 0,8m tính từ sàn.
Măt sàn: không được trơn trượt khi bị ướt.Dẫn tháo nước: có hệ thống dẫn tháo nước phù hợp và có một độ dốc nhất định để phòng nước đọng.

Màu sắc tương phản: Gạch lót nền và gạch ốp tường phải tương phản màu sắc. Màu của bồn rửa tay phải tương phản với màu của bức tường.

Lưu ý:
Một toilet dễ tiếp cận là một điều cần phải có ở tất cả các toà nhà và những nơi có phòng vệ sinh. Toilet dễ tiếp cận phải có một lối đi dẫn đến nơi dễ dàng (cửa dễ mở và hành lang dễ tiếp cận)
kich-thuoc-toilet-cho-nguoi-khuyet-tat

 Mô hình thiết kế cho một nhà vệ sinh cho thấy người dùng xe lăn đang di chuyển từ 1 bên lên bàn cầu. Kiểu toilet này không thuận tiện cho vị trí chuyển lên từ phía trước. Lưu ý khoảng trống giữa bên bàn cầu và bồn rửa tay, cho phép để xe lăn gọn gàng bên cạnh bàn cầu.
mat-bang-thao-tac-xe-lan
Mô hình này cho phép người sử dụng xe lăn tiếp cận từ phía trước, từ 1 bên và theo hướng xéo, cho người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn

Các mẫu:
kich-thuoc-thao-tac-tren-xe-lan

Hai vùng mấu chốt cần phải được chú ý khi làm chỗ tiếp cận đến bồn rửa tay nhằm đảm bảo cho 1 người có thể đến càng gần bồn rửa càng tốt:
- Vị trí để chân cần phải trống - đủ chỗ cho bàn chân và phần chân trên tiếp cận được. Có nghĩa là không có ống nước/hệ thống ống dẫn chạy xuống dưới sàn.
- Phần đầu gối tiếp cận cũng phải trống - có đủ không gian ở dưới bệ để đầu gối cũng ở ngay bên dưới và đối tượng dễ dàng với tay khóa nước và có thể rửa mặt ngay trên bồn nước nếu cần.

Mô hình một ví dụ về nhà vệ sinh dễ tiếp cận nhìn từ mặt bên. Các kích thước tiêu Chuẩn bao gồm:
- Độ cao của mặt bàn cầu vào khoảng 0,46m để di chuyển dễ hơn.
- Vị trí của phần rìa ngoài phòng vệ sinh cách tường phía sau 0,75m cho phép người dùng xe lăn có vị trí thuận lợi nhất từ bên cạnh bàn cầu.
- Độ cao của tay vịn tính từ mặt đất là khoảng từ 0,7-0,8m để có được hiệu quản tối đa khi chống đứng lên/ngồi xuống từ bàn cầu.
- Vị trí của tay vịn dọc theo tường với tay vịn nằm ngang mở rộng ra
850mm tính từ bức tường đằng sau.
- Phải có bể chứa nước đằng sau với vai trò để chống lưng
kich-thuoc-tay-vin-cho-nguoi-tan-tat-doi-voi-loai-xi-bet

kich-thuoc-xi-xom-danh-cho-nguoi-khuyet-tat

Các tay vịn cao bên trong một loại toilet ngồi xổm. Tay vịn đứng có tác dụng hơn trong việc hỗ trợ người sử dụng ngồi xổm xuống và sau đó đứng lên. Tay vịn nằm ngang thì có tác dụng trong việc giữ thăng bằng và cố định người sử dụng khi với tay lấy vòi nước hoặc khi làm vệ sinh.

Tất cả các kính thước đều theo tiêu chuẩn

Ví dụ về mô hình toilet theo kiểu ngồi xổm có tay vịn - nhìn từ phía bên.

kich-thuoc-cac-tay-vin-trong-ve-sinh-cua-nguoi-khuyet-tat

Các kích thước theo tiêu chuẩn:
- Tay vịn đứng được nằm cách 0,2m với phần trước của bàn cầu.
- Tay vịn đứng dài khoảng 0,45m.
- Phần đuôi của tay vịn đứng cao khoảng 450mm so với mặt đất.
- Tay vịn ngang nhô ra ít nhất 100mm hơn phần trước của bàn cầu.
- Vòi nước phải đặt trước tay vịn đứng để không gây cản trở cho việc cầm nắm tay vịn.
- Vòi nước không được cách phần trước bàn cầu quá 0,3m.
- Khoảng cách từ bức tường phía sau đến tâm của bàn cầu là 0,5m.
- Khoảng cách từ phần trước bàn cầu đến cửa vào ít nhất khoảng 0,6m.

chot-cai-cua

Tay nắm và chốt cửa
Ví dụ về bộ khoá cửa có thể được sử dụng bởi cả những người không có khả năng cầm nắm tốt. Họ có thể cho cả bàn tay vào cái vòng bên dưới
bac-them-cua

Bậc thềm cửa
Nếu cần có một bậc thềm để ngăn nước thoát ra hoặc chảy vào nhà vệ sinh, nên xem xét có thể làm một bên được bo tròn như hình trên, để không gây khó khăn cho người đi vào và cho phép xe lăn tiếp cận dễ hơn.
Cách di chuyển trong toilet :

cach-di-chuyen-trong-toilet

Người sử dụng xe lăn di chuyển theo những cách khác nhau, tùy ý muốn và nhu cầu.
Những nơi có chỗ trống, tốt nhất là nên càng có nhiều tùy chọn càng tốt. Có nghĩa là bố trí bàn cầu, tay vịn và bồn rửa tay như thế nào để có thể dịch chuyển theo nhiều hướng xéo, ngang và từ phía trước.

- Trích từ : Handicap International Vietnam
- Tài liêu gốc được viết bởi Samantha Wybrow cho tổ chức John Grooms International
- Biên dịch, chỉnh sửa hình và thiết kế thành bản tiếng Việt được thực hiện bởi anh Phạm Khánh Duy.
nguồn tài liệu trực tuyến :
• http://www.usdoj.gov/crt/ada/stdspdf.htm
• http://www.unescap.org/esid/psis/disability/decade/publications/z15009gl/z1500901.htm

No comments:

Post a Comment